Trong thời kỳ kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay, từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cho đến sự nghèo đói, phân biệt giàu nghèo và sự xuất hiện của các căn bệnh truyền nhiễm chết người, gần đây nhất là dịch bệnh Covid-19, các chính phủ và doanh nghiệp đều đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: làm thế nào để duy trì phát triển giữa những bất ổn.
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia đã đến thời điểm quyết định. Họ nhận thức được rằng thành công kinh doanh lâu dài không thể đạt được trong một thế giới hoặc ở quy mô thấp hơn là trong cộng đồng vẫn đang đối mặt với sự nghèo đói, tất cả mọi người vẫn chưa được giáo dục đầy đủ, thiếu sự bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chưa kể đến những thất bại khác. Các doanh nghiệp cam kết phát triển bền vững là một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của họ.
Trên thực tế, đối với hầu hết các doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không còn giới hạn ở hoạt động từ thiện như chia sẻ bánh mì với người đói nghèo, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai hay trao học bổng cho những học sinh nghèo mặc dù những hoạt động này vẫn được lồng ghép vào chương trình CSR của doanh nghiệp.
Quan điểm doanh nghiệp chỉ có thể phát triển cùng với một cộng đồng phát triển đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào xã hội, nơi họ hoạt động. Sâu xa hơn là để bảo vệ xã hội và môi trường thiên nhiên cho lợi ích lâu dài của các bên liên quan.
Nhiều doanh nghiệp đã đặt tầm nhìn dài hạn cho những sự đầu tư này. Ví dụ, Unilever đã đặt mục tiêu phát triển bền vững cho nhiều thập kỷ. HEINEKEN cam kết trung hòa Carbon ở tất cả nhà máy bia trên thế giới vào năm 2030, và hoàn toàn tuần hoàn vào năm 2050. Coca-Cola với tầm nhìn “Một thế giới không rác thải” đã cam kết bảo vệ môi trường bằng việc thu thập và tái chế chai và lon Coca-Cola bán trên toàn cầu vào năm 2030.
Là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup đã hỗ trợ cho sự tiến bộ khoa học – công nghệ của đất nước với hàng ngàn tỉ đồng. Các doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần nhựa Duy Tân và Tập đoàn Sao Mai cũng đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng vào lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo. Câu chuyện của họ là động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp khác trong nước noi theo vì phát triển bền vững là tất yếu.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Hưng Thịnh, Thaco, Herbalife và PNJ đã mở quỹ để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nếu không có những hoạt động CSR của họ, ngành y tế của đất nước có thể đã không có đủ thiết bị và vật tư y tế để chữa trị tốt cho những người bị nhiễm bệnh.
Như đã nhắc đến phía trên, trong khi theo đổi mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư cho cộng đồng vì sự phát triển của xã hội. Đây cũng được xem như đầu tư cho giá trị lâu dài. Điều này sẽ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
The Saigon Times hết lòng hỗ trợ các doanh nghiệp lồng ghép các chương trình CSR vào mục tiêu kinh doanh, cống hiến tài nguyên cho lợi ích của xã hội đồng thời theo đuổi lợi nhuận. Chương trình Saigon Times CSR 2022 – Đầu tư cho những giá trị hiện đã được khởi động để đồng hành cùng nỗ lực CSR của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có các hoạt động hoặc chương trình CSR vui lòng gửi thông tin đến The Saigon Times qua email: nhkngan0406@gmail.com. Nếu thích hợp, chúng tôi sẽ thực hiên các bài viết về các hoạt động và chương trình này.